Taxi bay và tính ứng dụng của nó trong tương lai tại Việt Nam

Những năm qua, các hãng hàng không thương mại lớn trên thế giới đã đặt hàng mua hơn 1.500 chiếc taxi bay, chuẩn bị cho cuộc ra mắt của một phương tiện vận tải mới đầy ấn tượng. Tương lai về một phương thức di chuyển mới giúp giảm ùn tắc giao thông đã không còn xa.

Taxi bay là một dạng máy bay nhỏ chạy bằng điện, cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng. Loại phương tiện này chỉ có khoảng 4-5 chỗ ngồi như một chiếc taxi chạy bằng ô tô bình thường dưới mặt đất, nó  được coi là phương tiện lý tưởng để vận chuyển khách du lịch giàu có và doanh nhân đến và đi từ các sân bay.

Các công ty đã thiết kế, sản xuất, kế hoạch thế nào

Lilium – một công ty khởi nghiệp của Đức đã chế tạo và sản xuất một mẫu taxi bay đầu tiên của thế giới với hệ thống động cơ gồm 36 motor điện. Taxi bay được thiết kế dáng thể thao của Lilium, cất cánh theo chiều thẳng đứng và có thể đạt vận tốc 300km/h. Ưu điểm của mẫu taxi bay là giá cả cạnh tranh so với máy bay thương mại và không phát thải một số chất gây hại so với phương tiện đường bộ, đường sắt thông thường. Mẫu taxi bay này có 6 tháng bay thử nghiệm, được công ty thử nghiệm trên thiết bị điều khiển từ xa và làm việc với cơ quan đăng kiểm chất lượng máy bay của Châu Âu để chứng nhận tiêu chuẩn an toàn của mẫu taxi bay này. Ngoài Lilium, có một số công ty khác như Volocopter của Đức và Vertical Aerospace của Anh cũng đang nghiên cứu phát triển các mẫu taxi bay trong tương lai gần

Dịch vụ taxi bay

Tại châu Á, công ty Trung Quốc Pantuo Aviation hé lộ mẫu taxi bay mới mang tên Pantala Concept H, chạy hoàn toàn bằng điện và sử dụng pin lithium-ion. Mẫu máy bay này có phạm vi hoạt động 250 km và có thể di chuyển với vận tốc khoảng 300 km/h. Nó trang bị 22 quạt điện đường kính lớn, khác với loại cánh quạt hở như nhiều mẫu taxi bay khác. Hệ thống quạt điện này cũng tương tự với Lilium Jet, máy bay 7 chỗ ngồi dự kiến hoạt động vào năm 2024. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Pantala Concept H là toàn bộ cánh có thể nghiêng để thay đổi từ chế độ lên thẳng sang bay bình thường. Pantuo Aviation đang phát triển một nguyên mẫu kích thước nhỏ để thử nghiệm những công nghệ nội bộ sẽ trang bị cho phiên bản hoàn thiện trong tương lai.

Các quốc gia khác đã triển khai taxi bay

Singapore là nước đầu tiên trên thế giới triển khai vận hành taxi bay, dự kiến quốc gia này sẽ cho triển khai dịch vụ taxi bay vận hành bằng điện vào cuối năm 2023. Theo Bloomberg, Volocopter GmbH, đơn vị sản xuất các loại phương tiện lên thẳng của Đức cam kết bắt đầu triển khai dự án trong vòng ba năm sau giai đoạn bay thử nghiệm, đánh giá và nhận được chứng nhận từ chính quyền Singapore. Vào tháng 10 năm ngoái công ty Volocopter đã hoàn thành chuyến bay trình diễn qua khu vực Vịnh Marina của Singapore, dự kiến tuyến đường thương mại trong giai đoạn đầu sẽ đưa du khách du ngoạn nội thành. Sau đó, các dịch vụ có thể phát triển và mở rộng phạm vi bay hơn, bao gồm các hành trình xuyên biên giới. Gia vé taxi bay giao động trong khoảng 300 euro (364 USD) và có thể giảm mạnh khi các chuyến bay dạng này trở nên phổ biến hơn. Đại diện của Volocopter cho biết ban đầu, tàu bay sẽ gồm một phi công và một hành khách, sau đó có thể tăng lên hai hành khách khi công ty nhận được giấy phép chấp thuận bay tự động. Các loại giấy tờ này sẽ được cấp bởi Cơ quan Hàng không Dân dụng Singapore và Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh châu Âu.

Các sự kiện lớn có kế hoạch triển khai thế nào

Pháp đang có kế hoạch sử dụng taxi bay tại Thế vận hội Olympics Paris 2024. Những chiếc taxi sẽ được thử nghiệm tại một trung tâm ở ngoại ô Paris, Pháp. Thành phố hy vọng có thể tạo ra 2 tuyến bay chuyên dụng để chở khách cho Thế vận hội Olympics 2024. Theo đó, một tuyến chuyên chở khách từ các sân bay Charles de Galle và Le Bourget. Tuyến thứ hai sẽ giúp hành khách di chuyển giữa hai vùng ngoại ô phía Tây Nam Paris. Bộ Giao thông Vận tải Pháp sẽ tài trợ hoàn toàn kinh phí cho dự án này với khoảng gần 25 triệu Euro. Cuộc thử nghiệm sẽ mở ra cơ hội phát triển thị trường hàng không độ cao thấp (dưới 300 m)  điều chưa từng được khám phá cho đến nay. Mặc dù thông tin chi tiết chưa được rõ ràng nhưng một số công ty lớn như Volocopter, Airbus cho biết họ sẽ tham gia các cuộc thử nghiệm tại sân bay Pontoise ( Pháp ).

Ngoài Pháp thì một số quốc gia khác như Mỹ, Hàn Quốc cũng đã công bố các kế hoạch tương tự.

Khả năng ứng dụng trong tương lai tại Việt Nam

Rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Việt Nam có sản xuất được taxi bay ? Tính ứng dụng của nó trong tương lai ở việt Nam? Với trình độ phát triển kỹ thuật công nghệ của Việt Nam hiện nay, hoàn toàn có thể tự mình sản xuất được Taxi bay nhưng số lượng không nhiều bằng các nước phát triển. Và sẽ cần một chặng đường khá dài để đưa Taxi bay sản xuất và sử dụng đại trà ở Việt Nam. Nguyên nhân thứ nhất là do chi phí sản xuất cao, kinh tế của Việt Nam còn hạn hẹp. Nguyên nhân thứ hai là do Việt Nam chưa quy hoạch đồng bộ các khu đất, nhà ở, nhà cao tầng… sẽ gây khó khăn, nguy hiểm nếu sử dụng Taxi bay như một phương tiện di chuyển trong tương lai.

× sticky